• Bài Đăng mới nhất

    PicsArt là gì?PicsArt là gì?

     PicsArt là gì?PicsArt là một ứng dụng chỉnh sửa ảnh và video phổ biến, cho phép người dùng sáng tạo, chỉnh sửa và thiết kế nội dung hình ảnh ngay trên điện thoại ...

    Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

    "Đường lưỡi bò" vận dụng sai luật quốc tế

    "Đường lưỡi bò" vận dụng sai luật quốc tế

    TS. Trần Công Trục phân tích: Trung Quốc vận dụng Công ước Liên Hợp Quốc 1982 nhưng lại rất sai (Ảnh:Daidoanket)


    - Rất nhiều ý kiến khẳng định “đường lưỡi bò” không phù hợp với phương thức xác định và thể hiện theo quy định của quốc tế.

    Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” vào tháng 5/2009 bằng cách đính kèm theo Công hàm gửi Liên Hợp Quốc phản đối Hồ sơ của Việt Nam và Hồ sơ chung Việt Nam - Malaysia về việc xác định ranh giới thềm lục địa ở ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải.  

    Để tạo bộ mặt pháp lý hợp thức cho yêu sách chủ quyền này, Trung Quốc đã vận dụng quy chế “quốc gia quần đảo” của Công ước Luật biển năm 1982 để vạch đường cơ sở quần đảo cho quần đảo Hoàng Sa, tuyên bố sẽ vạch tiếp cho quần đảo Trường Sa, để từ đó đòi hỏi hai quần đảo này cũng có “vùng đặc quyền kinh tế” và “thêm lục địa” riêng.
    Điều này là không phù hợp quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, không phù hợp với cách vẽ bản đồ chuẩn quốc tế.
    Ngày 15/6/1996, Trung Quốc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Cũng thời gian này, Trung Quốc ban hành “Quy định về hệ thống đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải”, trong đó có quần đảo Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Theo đó, đường ranh giới của quần đảo này được tạo nên bởi 28 điểm, nối liền các điểm nhô ra nhất của các đảo, các bãi nửa nổi nửa chìm ngoài cùng của các đảo như Đá Bắc, Cồn Cát Tây, Đảo Bắc, Đảo Nam, Đảo Lincon, Đá Bông Bay,… Các đoạn dài nhất là Lincon - Đá Bông Bay với khoảng 36 hải lý; đoạn Đá Bông Bay - Đá Triton trên 75 hải lý; Đoạn đá Triton - Đá Bắc gần 80 hải lỷ; Đoạn Đá Bắc - Cồn Cát Tây khoảng 40 hải lý; Đảo Nam - Đảo Lincon 28 hải lý.
    Theo nhận xét của Giáo sư Lý Lệnh Hoa thì “Việc phân định này vốn dĩ có rất nhiều chỗ không chuẩn xác, vậy mà nay muốn thực hiện phân định mơ hồ như vậy tại quần đảo Nam Sa (Trường Sa)”.
    Sai lầm này bắt nguồn từ đâu?
    Nhiều chuyên gia luật biển quốc tế đều nhận thấy, Trung Quốc đã vận dụng quy chế “quốc gia quần đảo” (Điều 47 của Công ước) để vạch đường cơ sở này: “Quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá nửa nổi nửa chìm của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô phải ở giữa tỷ số 1/1 và 9/1.
    Căn cứ vào quy định này để xem xét thì việc Trung Quốc vạch hệ thống đường cơ sở bao lấy toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vận dụng sai nội dung quy định tại Điều 47 của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
    Vì, thứ nhất, quần đảo Hoàng Sa không phải là Quốc gia quần đảo theo như quy định tại Điều 47 của Công ước Luật Biển 1982; Thứ 2,  diện tích mà hệ đường cơ sở này bao lấy là một khu vực rộng tới 17.000 km2, trong khi tổng diện tích các đảo nổi của quần đảo Hoàng Sa chỉ là 10 km2. Mặt khác, các đảo này lại cách xa nhau, quá 24 hải lý, không có lý do gì để có thể nối với nhau thành đường cơ sở bao lấy toàn bộ quần đảo này.
    Theo TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban, Ban Biên giới của Chính phủ (nay là Uỷ ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao), Hoàng Sa không thể có quy chế này vì không thoả mãn các tiêu chuẩn được quy định trong Công ước về Luật Biển.
    TS. Trần Công Trục: 
    TS. Trần Công Trục phân tích: Họ vận dụng Công ước nhưng lại rất sai. Công ước 1982 quy định, một quốc gia quần đảo có quyền quy định đường cơ sở bao quanh toàn bộ quần đảo và đảo của quốc gia quần đảo, phía ngoài có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đấy là đối với quốc gia quần đảo còn chưa có điều khoản nào nói rằng, các quần đảo của quốc gia ven biển được phép quy định đường cơ sở bao quanh quần đảo đó.”

    Hơn nữa, việc xác lập chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là điều kiện tiên quyết, không thể thiếu được khi xem xét bản chất của “đường lưỡi bò”.
    Như mọi người đã biết, Việt Nam là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và cứ liệu lịch sử có giá trị để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nhà nước Việt Nam là nhà nước đâu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình tại hai quần đảo này từ khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của nhà nước Việt Nam là thực sự, liên tục, hòa bình, phù hợp với các quy định luật pháp và thực tiễn  quốc tế.
    Pháp luật quốc tế hiện đại nghiêm cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Cụ thể, Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên Hợp Quốc nêu rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.
    Thế nhưng, bằng hành động quân sự, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974 và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của nước ta năm 1988.
    Bà Monique Chemillier Gendreau: 

    Bà Monique Chemillier Gendreau, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu nhấn mạnh, việc chiếm đóng bằng vũ lực không thể là cơ sở của một quyền: “Trung Quốc không hề có giấy tờ chứng thực lịch sử, đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Với quần đảo Trường Sa, chính quyền nước này cũng không có quyền gì mà chỉ chiếm bằng vũ lực. Điều này không thể được xem là một quyền theo luật pháp quốc tế.”
    Tướng quân đội Pháp, ông Daniel Schaeffer, nguyên tùy viên quân sự tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc kết luận, đường cơ sở của Trung Quốc ở quần đào Hoàng Sa đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản là vi phạm các quy định của luật biển quốc tế về vạch đường cơ sở và vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam:
    Tướng quân đội Pháp, ông Daniel Schaeffer:

    “Trung Quốc không có quyền lập ra đường cơ sở thẳng xung quanh quần đảo này. Việc Trung Quốc xác định đường cơ sở thẳng xung quanh Hoàng Sa là không hợp pháp. Rồi từ chỗ ảo tưởng về chủ quyền tại Hoàng Sa, Trung Quốc tiếp tục vẽ các đường cơ sở thẳng ảo xung quanh quần đảo Trường Sa.”- ông Daniel Schaeffer nói.

    Trung Quốc khi đưa ra tuyên bố phản đối yêu sách thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia còn lập luận rằng, “Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển liền kề và được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và tầng đất dưới đáy của vùng biển đó. Cụm từ “quyền chủ quyền và quyền tài phán” và “vùng biển liền kề” ám chỉ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo. Có nghĩa là Trung Quốc tuyên truyền cho quan điểm Hoàng Sa, Trường Sa có đầy đủ các vùng biển, qua đó, tạo bộ mặt pháp lý hợp thức cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Điều này càng chứng tỏ sự lúng túng và không nhất quán của những lập luận ngụy biện của Trung Quốc về sự xuất hiện và tồn tại khiên cưỡng của “đường lưỡi bò”.
    Thực tế cho thấy, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa gồm các đảo, bãi cạn rất nhỏ, không có đời sống kinh tế riêng.
    TS. Trần Công Trục:

    Vì vậy, theo TS. Trần Công Trục, các quần đảo này không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng: “Chúng ta biết, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một tổ hợp các đảo đá hết sức bé nhỏ, lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa là đảo Phú Lâm mới có 1,6km2 còn đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa mới có 0,6 km2. Đó là khu vực bão tố, điều kiện khắc nghiệt. Với điều kiện như vậy thì không thể có hoạt động kinh tế riêng. Cho nên nó không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.”

    Giáo sư Carlyle Thayer:

    Giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Autralia chỉ rõ, bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không phù hợp với cách vẽ bản đồ thông thường: Nguyên tắc cơ bản của Luật Biển Quốc tế là Đất thống trị biển. Phải có chủ quyền trên đất liền và các đảo mới có quyền đòi hỏi mở rộng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ví dụ, bờ biển Việt Nam là đất liền thì Việt Nam có thể tuyên bố chủ quyền 200 hải lý, nhưng đối với trường hợp của Trung Quốc thì không hiểu dựa vào đâu, hòn đảo nào để xác định vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Giờ đây, luật pháp quốc tế qui định rằng, các đảo nhỏ không có ảnh hưởng, không thể căn cứ vào đó để vạch vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhưng Trung Quốc lại đang đòi hỏi một khoảng mặt nước rộng tính từ những đảo nhỏ và bãi đá ngầm đó. Điều này là không thể chấp nhận được đối với luật pháp quốc tế. Cách vẽ đường lưỡi bò không phù hợp với cách vẽ bản đồ chuẩn quốc tế.”
    Thực tiễn quốc tế cho thấy, xu hướng các nước muốn hạn chế cho các đảo đá trong Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
    Hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia trình Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc thể hiện thềm lục địa kéo dài từ lãnh thổ đất liền hai nước mà không tính đến các đảo trong quần đảo Trường Sa. Luật đường cơ sở quần đảo ngày 10/3/2009 của Philippines đã quyết định không gộp Kalayaan Islands và Scarborough (Hoàng Nham) vào quần đảo Philippines để có được vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tính từ đường cơ sở quần đảo theo Công ước Luật Biển năm 1982. Indonesia cũng chia sẻ quan điểm tương tự về vấn đề này khi tuyên bố rằng, “các đảo xa và nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việc cho phép các đảo đá không có người cư trú và các bãi san hô nằm cách biệt với đất liền, giữa biển cả, được sử dụng làm điểm cơ sở để tạo ra các vùng biển vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Công ước Luật Biển và xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của cộng đồng quốc tế.”
    Mới đây, trong một hội thảo tại Trung Quốc mang tên “Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” do Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức, ông Thịnh Hồng, Viện trưởng Viện Kinh tế Thiên Tắc, Giáo sư Đại học Sơn Đông, Trung Quốc đã thẳng thắn thừa nhận, “các đảo, bãi đá của quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) không thể duy trì được cuộc sống lâu dài của con người. Theo Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc, nói chung mỗi đảo nhỏ chỉ nên có lãnh hải 12 hải lý, thậm chí ít hơn, chứ không thể là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý như hiện nay có người trong chúng ta chủ trương. Chúng ta không thể có được vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn ở quần đảo Nam Sa. Quần đảo Tây Sa cũng vậy”.
    Trung Quốc đã tự mâu thuẫn với chính mình khi muốn duy trì “tiêu chuẩn kép” để đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ các rạn san hô nhỏ ở Biển Đông, trong khi họ lại cực lực phản đối Nhật Bản vì lý do tương tự.
    Ngày 6/2/2009, Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc phản đối hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa của Nhật Bản gửi Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc ngày 12/11/2008 lấy đảo Oki-no-Tori Shima làm điểm cơ sở đòi hỏi có một vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 400.000 km2 và thềm lục địa rộng khoảng 740.000 km2. Tại cuộc họp lần thứ 19 các nước thành viên Công ước Luật Biển, đoàn đại biểu Trung Quốc khẳng định, theo điều 121 Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, các đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
    Lo ngại việc Nhật Bản đòi chủ quyền thềm lục địa trong vụ Oki-no-Tori Shima “sẽ tạo ra một tiền lệ có thể dẫn đến việc lấn chiếm trên các vùng biển và trong khu vực với quy mô lớn hơn”, Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ yêu sách biển này của Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc lại xây dựng một số đảo nhân tạo đáng kể ở Biển Đông, qua đó đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mở rộng vùng yêu sách vào tận các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tính từ bờ biển đất liền của các quốc gia khác, xâm phạm quyền lợi của các nước xung quanh Biển Đông nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.
    Hành động này của Trung Quốc đã làm dấy lên câu hỏi, phải chăng, Trung Quốc chỉ hành động phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển khi nó củng cố cho lập trường chính trị của nước này (như trường hợp Oki-no-Tori Shima) nhưng lại phớt lờ Công ước này khi nó không ủng hộ lập trường của Trung Quốc (như trường hợp ở Biển Đông).
    Luật quốc tế ngăn chặn việc một quốc gia tuyên bố các quyền hợp pháp nếu nước đó phản đối các tuyên bố tương tự của các quốc gia khác.
    Thượng nghị sỹ Mỹ Joe Liberman:

    Thượng nghị sỹ Mỹ Joe Liberman, Chủ tịch Uỷ ban An ninh Nội địa và các vấn đề của Chính phủ cho rằng: “Rõ ràng, những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là quá rộng. Đó là hành động gây hấn khiến các nước khác buộc phải hành động. Tôi hy vọng Trung Quốc cần phải dừng lại, không có thêm hành động nào thì mới có thể giúp giải quyết được các tranh chấp hiện nay.”
    Người Trung Quốc đang muốn đất nước mình là một thành viên đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế, của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì việc từ bỏ “đường lưỡi bò” sẽ khắc phục được tính mập mờ, cản trở thực tiễn, tạo niềm tin với các nước hữu quan, làm cho các cuộc đàm phán phân định biển trong khu vực trở nên khách quan hơn, thúc đẩy hợp tác và phát triển.
    Trần Công Trục - Lê Phúc - Minh Hiển - Lê Bình - Thu Lan

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

    Chùa cổ

    Chùa cổ
    ●Xem tất cả các bài viết

    Phụ Kiện Điện Thoại, Ốp Lưng Đẹp, Đa Dạng Dòng Điện Thoại

  • Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Điều Cần Biết

    Điều Cần Biết
    ●Xem tất cả các bài viết

    • Shopee Live là một công cụ mạnh mẽ để quảng bá sản phẩm
       Shopee Live là một công cụ mạnh mẽ để quảng bá sản phẩm Shopee Live là một công cụ mạnh mẽ để quảng bá sản phẩm và thúc đẩy doanh thu, đặc biệt hiệu quả cho thành viên Affiliate Shopee như...
    • Bán hàng hiệu quả trên Shopee qua chương trình Affiliate
       Để bán hàng hiệu quả trên Shopee qua chương trình Affiliate, bạn cần tập trung vào 3 yếu tố chính: chọn sản phẩm phù hợp, quảng cáo hiệu quả, và sử dụng nội dung thu hút. Dưới đây là các bước...
    • 5 cách chặn các bài viết phiền phức trên Facebook
       Chắc hẳn rằng ai trong chúng ta cũng sẽ cảm thấy phiền phức khi bạn bè liên tục đăng ảnh bán quần áo, mỹ phẩm hoặc chia sẻ các bài viết sai sự thật với tần suất dày đặc trên Facebook. Làm thế...
    • Chính sách hoa hồng khi làm đối tác Lazada Affiliate
       Công thức tính hoa hồng cho đơn hàngGiá trị đơn hàng để tính hoa hồng cuối cùng cho bạn trên 1 đơn hàng như sau:Tổng hoa hồng = Giá trị đơn hàng sau cùng * Tỉ lệ hoa hồng gốc + Giá...
    • Đất dân cư xây dựng mới được chuyển sang đất ở để xây nhà
      Ngày 2.11, thông tin từ Sở TN-MT TP.HCM cho biết đã trình UBND TP.HCM dự thảo công văn hướng dẫn chuyển mục đích sang đất ở tại các khu vực quy hoạch đất dân cư xây dựng mới. Việc chuyển mục đích sử...
    • TP.HCM hướng dẫn cấp sổ đỏ cho nhà đất mua bán giấy tay
       TN-MT TP.HCM đề nghị các địa phương lên kế hoạch công khai thông tin, yêu cầu người dân có nhà đất mua bán giấy tay thực hiện kê khai, đăng ký làm sổ đỏ.Ngày 13.11, Sở TN-MT TP.HCM có văn bản...
    • Những điều Quan trọng tạo nên một Fan Page hoàn hảo trên Facebook
      Hiện tại, Facebook cung cấp rất nhiều tính năng phục vụ mạng chiến lược và tạo ra tiếng tăm cho công ty của bạn. Trong số đó, tính năng Fan Page của họ hiện là điểm đặc trưng duy nhất được...
    • Cách tạo Fanpage trên Facebook?
      Để đáp ứng nhu cầu tạo ra một trang riêng cho doanh nghiệp trong thế giới mạng xã hội, facebook đã cho ra đời fanpage, fanpage có thể được xem là website tóm lược của doanh nghiệp, thông qua...
    • 7 bước đơn giản để tạo tài khoản trên Facebook
      Gần đây mạng Facebook thu hút được sự quan tâm của nhiều người với tính năng kết bạn, theo dõi thông tin về bạn bè và những trò chơi có tính xã hội rất thú vị nữa. Sau đây là những bước đơn giản...
    • Hướng Dẫn Làm Blogger
      Tạo một blogger trên google thật đơn giản các bạn hãy cùng minh chia sẻ  Phần 1.Đăng Ký và tạo tài khoản (xem img) Mọi kiến thức về blogspot không có gì quá cao siêu, chỉ cần bạn biết sử...
    • Hướng dẫn cài giao diện cho blogspot
      Bài trước  mình đã hướng dẫn các bạn cách tạo blog ,bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn trang trí blog để nhìn chuyên nghiệp hơn . Để cài đặt giao diện cho blog các bạn...
    • Lựa chọn Template cho Blogger
      Nếu đang sử dụng nền tảng Blogspot để viết blog hẳn bạn đã từng hoặc đang gặp vấn đề về việc lựa chọn một Template (hay Theme) thích hợp cho trang web của mình. Đối các Blog Platform khác...

    Bếp điện từ - Bếp hồng ngoại

  • Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Quê hương

    Quê hương
    ●Xem tất cả các bài viết

    MÁY MASSAGE LÀM THON CƠ THỂ

    Sức Khỏe

    Sức Khỏe
    ●Xem tất cả các bài viết

    Thiết Bị Âm Thanh, Loa, Tai Nghe

  • Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • TIN TỨC

    Tin tức thời sự
    ●Xem tất cả các bài viết

    Điện Thoại Di Động

  • Điện Thoại Di Động

    Đợt khuyến mãi lớn nhất trong năm giảm giá đến 50%..

  • Tự tình

    Tự tình
    ●Xem tất cả các bài viết

    • Ru Mãi Một Đời
       Ru Mãi Một ĐờiNgày em đi, lá thu còn chưa úa,Tóc em vờn theo gió, xa khuất lối quay về.Anh đứng đó, lặng nhìn dòng đời trôi,Chỉ biết ru tình, ru mình qua năm tháng.Bàn tay ấy, từng níu tay anh...
    • Nhớ Mẹ Nơi Xa
       Nhớ Mẹ Nơi XaRằm tháng mười, con về chùa lễ Phật,Trước Phật đài, khói quyện tỏa hương ngây.Con Cúi đầu cầu mẹ chốn trời mây,Nơi An yên về cõi A Di Đà Phật.Cha đi sớm, đời mẹ lặng lẽ...
    • Bình Định Quê Hương
       Bình Định Quê HươngBình Định quê hương đất võ kiên trung,Nơi Tây Sơn dựng cờ, giấc mộng anh hùng.Núi Tam Quan xanh ngời bóng nước,Biển Quy Nhơn ôm trọn tình quê chung.Eo Gió đón gió trời thổi...
    • Hờn Gió
       Hờn GióGió ơi, từ thuở xa rời,Bỏ ta ở lại giữa trời mù sương.Người ra đi chẳng một lời,Để ta nhớ mãi bóng người năm xưa.Gió thổi qua đồi, qua suối,Có nghe ta gọi, mỏi mong từng ngày?Gió về đâu,...
    • Sao Lâu Rồi Anh Không Về Thăm Lại Nha Trang
      Sao Lâu Rồi Anh Không Về Thăm Lại Nha Trang Nha Trang – một cái tên thôi cũng đủ làm lòng anh chùng xuống, như nghe gió biển vờn qua tai, như thấy cát trắng miên man trải dài dưới ánh chiều tà. Lâu...
    • Hỡi em! em ở đâu nơi xa lạ?
      Hỡi em! em ở đâu nơi xa lạ?Sao lâu rồi anh chẳng về Nha Trang,Bóng dừa xưa rủ lá ngóng dịu dàng.Lối nhỏ cổng vườn, cam trĩu quả vàng,Có em, người gái nhỏ, mơ màng.Nhà em đó, tường cao, vườn xanh...
    • Ngày ấy xa rồi sao tôi vẫn nhớ
       Ngày ấy xa rồi sao tôi vẫn nhớ(04/11/1978)Ngày ấy xa rồi, sao tôi vẫn nhớ,Trên giảng đường mơ, tay bút hồn bay.Mộng ước tương lai bỗng chốc tan phai,Ngọn gió biên cương thổi vào đời lính.Bom...
    • Nén Hương Xa, Kính Lễ Ông Nội
         "Nén Hương Xa, Kính Lễ Ông Nội"************Ngày giỗ Ông, lòng con xa vắng, Nén hương kính bái, dạ vấn vương. Con cháu tụ về nghe tiếng dạy, Phép tắc gia đình mãi soi đường. Ông ơi, xa...
    • Buông Xả Để Yêu Thương
       Buông Xả Để Yêu Thương***************Trách móc, giận hờn gửi trời cao,Tham Sân Si bỏ, nhẹ xuyến xao.Lầm lỗi đời người ai chẳng phạm,Tâm lành vị tha mãi dâng trào.Cầu mong thế giới an lành...
    • Lời Con Gửi Mẹ Nơi Xa
      Lời Con Gửi Mẹ Nơi XaMẹ ơi,Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy, ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu, ngày mà mỗi Phật tử đều hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Con cũng như bao...
    • Nhớ Quê
       Nhớ QuêQuê hương xa lắm bao năm dài,Tuổi thơ còn đó, chẳng phôi phai.Dòng sông lặng lẽ in bóng nước,Những chiều hè gió nhẹ thôi lay.Bến cũ ngày xưa in dấu chân,Bao lần thả diều chạy rong...

    Đồ Gia Dụng Nhà Bếp

  • Đồ Gia Dụng Nhà Bếp

    Đợt khuyến mãi lớn nhất trong năm giảm giá đến 50%..

  • Thông kinh phật
    ●Xem tất cả các bài viết
    Đối nhân xử thế
    ●Xem tất cả các bài viết
    SEO
    ●Xem tất cả các bài viết
    Thương Mại Điện Tử
    ●Xem tất cả các bài viết
    Kỷ Năng Làm Việc
    ●Xem tất cả các bài viết
    Rèn Luyện Nhân Cách
    ●Xem tất cả các bài viết

     

    Màu Nhuộm Tóc An Toàn, Chất Lượng

  • Màu Nhuộm Tóc An Toàn, Chất Lượng

    Đợt khuyến mãi lớn nhất trong năm giảm giá đến 50%..

  • Giày Tennis nam

    Ba lô Du lịch nữ

    Máy Massage

    Dụng cụ thể dục

    Thiết Kế tại 376 Tân Sơn Nhì | P. Tân Sơn Nhì Quận Tân Phú | TP Hồ Chí Minh